Các loại biểu đồ Phân tích kỹ thuật

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
BÀI 2: CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

I. Khái niệm biểu đồ Phân tích kỹ thuật:

Biểu đồ Phân tích kỹ thuật là một công cụ biểu thị dữ liệu giá trong đó các dữ liệu giá được thể hiện dưới dạng thanh theo biểu đồ dạng thanh hoặc dưới dạng đường theo 
biểu đồ dạng đường. 

II. Các loại biểu đồ Phân tích kỹ thuật:

Hiện nay nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng thanh (Bar chart), biểu đồ dạng nến Nhật (Candlestick chart).

1. Biểu đồ dạng đường (Line chart).

Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng hơn. 

Biểu đồ dạng đường được tạo thành bằng cách nỗi một chuỗi các dữ liệu giá quá khứ với nhau bằng một đường kẽ. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng vì nó chỉ theo dõi giá đóng cửa của công cụ tài chính trong một khung thời gian xác định.

2. Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart)

Biểu đồ dạng thanh là một dạng biểu đồ phản ánh biến động giá của công cụ tài chính, theo đó phần đỉnh của đường kẽ dọc chỉ mức giá cao nhất trong phiên giao dịch và phần đáy của đường kẽ dọc này chỉ mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch; giá đóng cửa được biểu thị ở bên phải và giá mở cửa được biểu thị ở bên trái của thanh (bar). Một thanh đơn lẻ tượng trưng cho một phiên giao dịch.




3. Biểu đồ dạng nến Nhật

Biểu đồ dạng nến Nhật (Candlestick Chart) là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), về nguồn gốc thì nó được người Nhật khám phá và áp dụng trên thị trường gạo và qua thời gian phát triển nó trở thành công cụ phân tích khá phổ biến. 

Theo biểu đồ này thì mỗi thanh nến thể hiện biên độ dao động giá của công cụ tài chính qua một khoảng thời gian xác định. 




Nhiều tài liệu còn cho rằng người Nhật mới là những người đầu tiên tiến hành giao dịch hợp đồng tương lai với hàng hóa. Vào những năm 1600, người Nhật đã thực hiện các giao dịch với hợp đồng “gạo rỗng” – ám chỉ những hợp đồng giao dịch gạo nhưng lại không hề có gạo thực – hay chính là khái niệm hợp đồng tương lai với gạo mà chúng ta áp dụng ngày nay. Thị trường giao dịch chính hợp đồng tương lai khi đó là Osaka. Hoạt động thương mại ở thành phố này vào giai đoạn đó có vai trò đến mức người ta hay có câu chào nhau “mokariamakka” – có nghĩa là “Anh có kiếm được khoản lợi nào mới không?” - Câu nói này vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay.

Nguồn: http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/16450-PTKT-Bai-2-Cac-loai-bieu-do-Phan-tich-ky-thuat#ixzz3YQ2utbpI
Share on Google Plus

About BĐS Lộc Phát

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét